Theo quy định thì tất cả các loại thang máy từ thang tải khách cho nhà cao tầng, thang máy mini lắp cho gia đình đến thang chở hàng là thiết bị bắt buộc phải được kiểm định an toàn trước khi đi vào hoạt động chính thức. Việc kiểm định sẽ được cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Kiểm định thang máy là gì?

Kiểm định thang máy là toàn bộ quá trình kiểm tra, đánh giá hiện trạng kỹ thuật của các thiết bị của thang dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng thang

Tham khảo: Các tiêu chuẩn thang máy Việt Nam

kiểm tra thắng cơ

Đơn vị thực hiện kiểm định

Sau khi lắp đặt xong thì công ty cung cấp hoặc chủ sử dụng liên hệ mời các đơn vị kiểm định có thẩm quyền để tiến hành kiểm định và cấp phép hoạt động.

Sẽ có hai loại hình đơn vị kiểm định:

  • Các cơ quan nhà nước trực thuộc bộ sở ban ngành như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ xây dựng,…
  • Các công ty tư nhân

Thường thì công ty thang máy sẽ chủ động mời cơ quan kiểm định. Với Công ty Thang máy Vinalift thì đối tác chính thức là Trung tâm kiểm định an toàn khu vực 1 là đơn vị nhà nước thuộc Bộ LĐ-TB & XH.

Lợi ích của việc kiểm định thang

Việc kiểm định là bắt buộc và nó mang lại nhiều lợi ích cho cả công ty cung cấp và đặc biệt là người sử dụng.

  • Đảm bảo các thiết bị ở trạng thái tốt nhất trước khi đi vào sử dụng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng.
  • Kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn từ đó khắc phục, hạn chế tối đa các phí tổn về kinh tế cho cả đơn vị sử dụng lẫn công ty lắp đặt.
  • Tuân thủ các quy định của nhà nước
  • Kết quả là bằng chứng quan trọng đối với các đơn vị bảo hiểm khi có sự cố xảy ra.

Quy trình kiểm định an toàn thang máy

Khi thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định dưới đây, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu. Các bước kiểm định bao gồm:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy

  • Lý lịch và hồ sơ thang máy.
  • Giấy kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp đối với thang kiểm định từ lần thứ 2 trở đi.
  • Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (đối với thang cải tạo).
  • Hồ sơ thiết kế xây dựng hố thang

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

  • Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, sự chính xác của thang với hồ sơ chế tạo, lắp đặt của đơn vị sản xuất.
  • Kiểm tra, khám xét hiện trạng bên ngoài các thiết bị.
  • Kiểm tra đối trọng, puli, bộ khống chế vượt tốc, các đầu cố định cáp tải và môi trường hoạt động của thang.
thử tải
Kiểm tra tải trọng thang

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị

Giếng thang:

  • Các thiết bị lắp đặt trong hố thang
  • Vệ sinh và tình trạng chống thấm của pit
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Cửa cứu hộ
  • Khoảng cách giữa vách hố thang và ngưỡng cửa, khung cabin, mép đối trọng.
  • Thiết bị kiểm soát đóng mở cửa tầng
  • Giảm chấn
  • Không gian lánh nạn ở đấy và đỉnh hố thang

Buồng máy

  • Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy như động cơ, tủ điều khiển, thiết bị khống chế vượt tốc,…
  • Lối vào phòng máy
  • Vị trí lắp đặt các cụm máy và tủ điện
  • Môi trường hoạt động: Nhiệt động trong phòng máy tốt nhất phải duy trì trong khoảng +5 °C đến +40 °C.
  • Hệ thống chiếu sáng

Cacbin và các thiết bị trong cabin:

  • Tải trọng
  • Kích thước cabin
  • Bảng hướng dẫn sử dụng thang
  • Hệ thống liên lạc khẩn cấp
  • Cửa thoát hiểm trên nóc cabin
  • Khoảng cách giữa cabin và đối trọng, vách hố thang
  • Thiết bị điện an toàn kiểm soát đóng mở cửa cabin
  • Khoảng cách giữa cửa cabin và cửa tầng
  • Thiết bị báo quá tải
  • Chiếu sáng
  • Thông gió

Thiết bị khống chế vượt tốc

Là bộ phận cực kỳ quang trọng giúp cabin bám chặt vào rail, tránh rơi tự do trong trường hợp thang bị đứt toàn bộ cáp hay chạy quá tốc độ thiết kế

Đối trọng

Máy kéo

Hệ thống điều khiển

Rail dẫn hướng

Hệ thống cứu hộ

Bước 4: Thử vận hành thang

Thử không tải:

  • Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận.

Thử tải động ở hình thức 100% tải định mức:

Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây:

  • Dòng điện vào động cơ
  • Tốc đọ cabin
  • Độ chính xác khi dừng tầng

Thử tải động ở hình thức 125% tải định mức:

Chất tải 125% định mức dàn đều trên sàn cabin tại điểm dừng trên cùng cho thang chạy xuống và kiểm tra:

  • Phanh từ
  • Bộ phận hãm an toàn cabin

Thử bộ cứu hộ tự động

Thiết bị báo quá tải

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

Kết quả kiểm định

Thời hạn kiểm định thang máy

  • Đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.
  • Đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác với công trình nêu trên này là ba (03) năm một lần. Ví dụ: Thang máy lắp cho gia đình
  • Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là một (01) năm một lần.

Chi phí kiểm định

Phí kiểm định lần đầu sẽ do công ty lắp đặt thang máy chi trả, còn các lần sau thuộc trách nhiệm của chủ sử dụng.

Chi phí kiểm định thang máy phụ thuộc vào số tầng, cụ thể như sau:

  • Dưới 10 tầng: 2.000.000 đồng
  • Từ 10 đến 20 tầng: 3.000.000 đồng
  • Trên 20 tầng: 4.500.000 đồng

Tham khảo thêm 12/2021/TT-BLĐTBXH về quy trình kiểm định thang máy

Kết luận:

Việc kiểm đinh an toàn là rất quan trọng với một thiết bị đặc thù như thang máy, nếu thang đưa vào sử dụng mà không được kiểm đinh thì sẽ bị phạt từ 1 triệu cho đến 75 triệu. Chính vì thế từ chủ sử dụng, đơn vị lắp đặt cho đến cơ quan kiểm định cần tuân thủ chặt chẽ các quy định, tiêu chuẩn hiện hành.

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ bài viết