Thang máy dùng cho công trình nhà ở gia đình có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên có thể chưa nắm được tổng chi phí lắp đặt thang máy gia đình là bao nhiêu nên một số chủ đầu tư đang lưỡng lự giữa việc làm hay không làm.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ ước lượng toàn bộ kinh phí đầu tư cho hạng mục này để Quý khách hàng nắm được, ví dụ cho nhà 5 tầng.

Để dự toán chính xác nhất, chúng tôi xin được chia thành hai loại thang máy phổ biến nhất dùng cho nhà ở tư nhân là:

  1. Thang máy gia đình cabin, cửa inox, hố thang cột bê tông xây tường gạch
  2. Thang máy kính, khung thép

Mỗi loại thang thì chi phí để có được một bộ thang máy sẽ bao gồm:

  • Tiền đầu tư xây dựng và hoàn thiện hố thang
  • Tiền mua thang máy: giá thang máy rất đa dạng, nhưng trong bài viết này chúng tôi lấy ví dụ về loại thang máy phổ biến với chất lượng tốt và giá thành hợp lý đó là dòng thang liên doanh.
thang máy cabin inox

1. Chi phí lăp đặt thang máy gia đình inox – hố thang bê tông xây tường gạch

Đây là phương án thiết kế xây dựng thang máy phổ biến hơn cả vì có ưu điểm là:

  • Đồng bộ trong việc xây dựng, nhất là những nhà xây mới, dễ dàng liên kết kết cấu với các khu vực xung quanh.
  • Chi phí rẻ

Tuy nhiên nhược điểm là tốn diện tích (quý khách xem qua bản vẽ mặt cắt ngang hố thang sau đây)

thiết kế thang máy 350kg

Chi phí lắp đặt thang máy gia đình inox, hố thang cột bê tông xay tường gạch chi tiết như sau:

  • A – Tiền công, vật liệu xây hố thang trung bình 10 triệu/tầng: Tổng 50 triệu
  • B – Tiền ốp hoàn thiện cửa thang: sau khi lắp đặt phần cơ khí, cửa thang sẽ phải được ốp hoàn thiện bằng các vật liệu như đá granite, ốp gạch, hoặc trát. Hiện chi phí trung bình để ốp đá granite cửa thang là 1.5 triệu/m2, một tầng khoảng 5m2. Vậy tiền ốp là 7.5 triệu/tầng –>cả thang là 37.5 triệu
  • C- Tiền thang máy: Giá thang máy gia đình tải trọng 350kg, 5 tầng hiện này khoảng 300 triệu

Vậy tổng chi phí lắp đặt thang máy = A+B+C = 50+37.5+300 = 387.5 triệu đồng

2. Chi phí lắp đặt thang máy kính – khung thép

kích thước hố thang khung thép

Chúng tôi đã có một bài viết chi tiết về loại thang máy kính gia đình, quý khách vui lòng truy cập để tham khảo chi tiết về loại thang này như ưu nhược điểm, thiết kế.

Ở đây chúng tôi xin được liệt kê lại tổng chi phí để lắp đặt loại thang này như sau:

  • Giá khung thép: 15 triệu/tầng, cho 5 tầng là 75 triệu. Cao cấp hơn quý khách có thể tham khảo khung nhôm với giá 26-30 triệu/tầng.
  • Chí phí hoàn thiện ốp kính bao gồm cả kính (kính an toàn hoặc cường lực), phụ kiện và nẹp góc bằng inox: 70 triệu cho 5 tầng
  • Giá thang máy kính khoảng 320 triệu, cao hơn so với thang máy inox do cửa cabin, cửa tầng được làm bằng kính:

Vậy có thể thấy tổng chi phí lắp đặt thang máy kính cho nhà 5 tầng rơi vào khoảng 465 triệu đồng.

So sánh giá thang máy inox và thang máy kính

Như trên thì có thể thấy tổng kinh phí làm thang máy kính gia đình sẽ cao hơn so với thang máy inox thông thường khoảng 80 triệu đồng.

Tuy nhiên nếu nhà cải tạo (đang ở lắp thang thang máy hay nhà dự án nhận thô), nhà diện tích bé, thang máy lắp giữa thang bộ hay thang máy lắp bên ngoài nhà thì phương án khung hố thang bằng thép (hoặc nhôm) và thang máy kính vẫn nên được đưa lên đầu danh sách lựa chọn.

Chi phí sử dụng thang máy

Ngoài tiền đầu tư ban đầu, một số chủ đầu tư còn quan ngại tiền “nuôi” thiết bị này khi đi vào hoạt động, thế nhưng liệu chi phí dùng thang máy gia đình có tốn kém như đồn đoán hay không?

Thực sự, hiện nay do công nghệ phát triển, chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao cho nên số tiền hàng tháng Quý khách phải chi cho việc dùng thang hàng ngày là rất hợp lý.

  • Về điện năng tiêu thụ:

Do thang máy hiện nay đều sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như dùng độ cơ không hộp số (giúp tiết kiệm khoảng 35% điện năng tiêu thụ so với động cơ có hộp số), hệ thống chiếu sáng là đèn LED có hẹn giờ tắt,…

Ngoài ra, tần suất sử dụng của thang ở nhà ở gia đình quá là ít so với công suất thiết kế vậynên chi phí điện năng của một tháng chỉ rơi vào khoảng 250 đến 300 nghìn đồng.

Thông tin thêm: thang máy gia đình có thể dùng cả điện 1 pha hoặc 3 pha

  • Về chi phí bảo dưỡng, bảo trì:

Trong thời gian bảo hành thì công tác bảo trì là trách nhiệm của công ty cung cấp và hoàn toàn miễn phí.

Sau thời gian đó, Quý khách sẽ phải trả tiền cho dịch vụ bảo trì định kỳ.

Tần suất bảo trì phụ thuộc vào “tuổi đời” cũng như tần suất suất sử dụng của thang.

Thông thường, với thang máy lắp đặt trong khoảng 5-6 năm đổ lại và thang chỉ dùng cho gia đình thì chỉ cần bảo dưỡng khoảng 3 tháng/lần với phí trung bình khoảng 400 nghìn/lần

Vậy 1 năm Quý khách chỉ cần chi 1.6 triệu là đã có thể yên tâm sư dụng dịch vụ bảo trì thang máy.

Tóm lại, thang máy gia đình đã dần trở nên phổ biến và là thiết bị hiện đại không thể thiếu trong các ngôi nhà từ 4-5 tầng trở lên. Nếu Quý khách chuẩn bị xây nhà, nên cân nhắc thiết kế và lắp đặt ngay từ đầu để tránh việc sau này phải cải tạo lắp đặt thêm.

Mọi thông tin tư vấn hay cần hỗ trợ kỹ thuật (miễn phí), vui lòng liên hệ hotline 0937668386.

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ bài viết