“Mất điện” – đây chính là nỗi ám ảnh nhất trong thời gian vừa qua, đặc biệt là ở khu vực miền bắc nước ta, mất điện làm ảnh hưởng cực lớn tới sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Với thang máy, liên tục xảy ra các vụ kẹt thang do mất điện.

Vậy, cần làm gì để đảm bảo an toàn thang máy trong trường hợp mất điện?

Luôn đảm bảo thiết bị cứu hộ tự động ở trạng thái ổn định

Thang máy chở người bắt buộc phải có thiết bị cứu hộ tự động trong tình huống mất điện hay còn gọi là ARD (Automatic Rescue Device).

Thiết bị này sẽ bao gồm một nguồn dự phòng là ác quy hoặc UPS, sẽ cung cấp điện cho thang máy di chuyển về tầng gần nhất và mở cửa cho người bên trong thoát ra ngoài.

Chính vì thế, khi bộ phận này ở tình trạng hoạt động tốt thì người sử dụng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thang.

Xem thêm: Các thiết bị an toàn của thang máy gia đình

Chính vì thế ARD cần phải được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.

Chủ sử dụng có thể kiểm tra xem ARD có hoạt động tốt hay không bằng cách bấm nút gọi thang trong cabin, sau đó bước ra ngoài, một người khác sẽ cắt nguồn điện (dập cầu dao, aptomat).

Nếu thang chạy về bằng tầng và mở cửa có nghĩa là ổn, ngược lại thì cần phải báo cho đơn vị cung cấp để kiểm tra và khắc phục.

Lỗi phổ biến ở thiết bị này là hỏng ác quy, tin vui là chi phí thay cũng khá là dễ chịu.

Lưu ý: Thiết bị cứu hộ tự động khi mất điện không chạy thay điện lưới mà chỉ có tác dụng cứu hộ tức thời, sau khi hoàn thành thang sẽ dừng hoạt động.

Lắp máy phát điện cho thang máy

Đối với các toà nhà cao tầng thì thang máy tải khách là “huyết mạch giao thông” không thể thiếu bất cứ thời gian nào.

Do đó, dự phòng cho tình huống mất điện thì phải có máy phát để hoạt động thay cho điện lưới cũng như cứu hộ.

Có nghĩa là trong tình huống mất điện đột ngột, thiết bị ARD sẽ đưa thang về bằng tầng để người bị kẹt bên trong thoát ra, sau đó nguồn điện từ máy phát sẽ giúp thang vận hành trở lại.

Liên tục các trường hợp bị kẹt trong thang máy do mất điện

Trường hợp ARD hỏng thì sẽ phải mất một khoảng thời gian chờ kỹ thuật vận hành máy phát điện.

Việc lựa chọn máy phát điện như thế nào thì tuỳ thuộc vào công suất của thang máy, khi đó chủ đầu tư cần có sự trao đổi thông tin qua lại giữ nhà cung cấp thang máy và máy phát điện.

Vậy thang máy gia đình có cần lắp máy phát hay không?

Chúng tôi thấy, lắp máy phát điện cho thang máy gia đình là không cần thiết vì?

  • Số tầng không cao, việc đi lại sẽ không mấy khó khắn khi mất điện. Đây cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình tập thể dục nâng cao sức khoẻ.
  • Thang máy gia đình thường được “chăm sóc” cẩn thận hơn cho nên xác suất ARD hỏng là hiếm.

Lắp điện thoại chuyên dụng cho thang máy

Khi mất điện hay thang máy gặp sự cố đột ngột thì cần phải có thiết bị liên lạc để cho người bị kẹt bên trong có thể thông báo với bên ngoài.

Thường thì thang máy sẽ có intercom – thiết bị liên lạc nội bộ, thông qua nó có thể trò chuyện giữa trong cabin và bên ngoài nhưng chỉ trong phạm vi công trình.

Với những công trình công cộng thì thiết bị bên ngoài của intercom sẽ được bố trí ở lễ tân, phòng trực kỹ thuật – là nơi luôn có người để tiếp nhận sự cố.

Tuy nhiên với thang máy gia đình – cũng đã được trang bị intercom, tuy nhiên trường hợp chỉ có một người ở nhà mà lại đang bị nhốt trong thang máy thì intercom khi đó sẽ không có tác dụng.

Vì vậy, nếu có điều kiện thì nên lắp điện thoại chuyên dụng cho thang máy, khi thang hỏng hoặc mất điện mà ARD không hoạt động thì dùng điện thoại để liên lạc với các số điện thoại đã được cài từ trước.

Quý khách hàng có nhu cầu lắp điện thoại thang máy, vui lòng liên hệ hotline: 0937668386 để được tư vấn.

Hướng dẫn kỹ năng sử dụng, cứu hộ thang máy khi mất điện

Để đảm bảo an toàn khi mất điện sự cố thì cần thiết phải trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Đối với người sử dụng:

  • Giữ bình tĩnh, cố gắng liên lạc với bên ngoài để thông báo tình hình bằng điện thoại di động (nếu có), bấm nút intercom và emergency trên bảng điều khiển.
  • Chờ thiết bị cứu hộ hoạt động, khi thang mở cửa bước ra ngoài, lưu ý sàn cabin có thể không bằng sàn nhà.
  • Không cố mở hay phá cửa thang
  • Chờ sự trợ giúp từ bên ngoài, một lần nữa, xin nhắc lại là không nên hoảng loạn.

Với lực lượng cứu hộ từ bên ngoài

  • Ngay khi nhận được tín hiệu cần nhanh chóng xác định vị trí cabin và tiếp cận hiện trường.
  • Xác định xem ARD có hoạt động không, nếu không thì kích hoạt máy phát (nếu có), trường hợp không có máy phát thì thao tác cứu hộ bằng tay.
  • Kiểm tra xem sàn cabin có bằng sàn tầng hay không, nếu không thì cần lên khu vực phòng máy, quay động cơ (bằng các thiết bị trợ giúp đã được bố trí trên phòng máy) để đưa cabin về bằng tầng.
  • Dùng chìa cứu hộ để mở cửa đưa người bên trong ra ngoài.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cứu hộ thang máy

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ bài viết