Cọc tiếp địa dành cho thang máy có vai trò rất quan trọng, nó giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy trong trường hợp bị rò điện.

Nội dung bài viết

Khái niệm: Cọc tiếp địa là gì

Cọc tiếp địa là một thanh kim loại (tốt nhất là bằng đồng) có chiều dài tối thiểu 1.5m được đóng sâu xuống đất có tác dụng dẫn và triệt tiêu các dòng điện dưa thừa, rò rỉ từ các thiết bị xuống đất nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như giúp thiết bị hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Tiếp địa thang máy cũng vậy, một đầu dây sẽ được nối và các hệ thống cơ khí của thang như vách cabin, cửa thang, động cơ, tủ điện, bệ máy, một đầu dây còn lại sẽ nối vào hệ thống cọc tiếp địa.

Vai trò của hệ thống tiếp địa thang máy

Với con người:

Hệ thống tiếp đất có vai trò cực kỳ quan trọng với người sử dụng cũng như nhân viên kỹ thuật thang máy khi bảo trì.

Như đã nói ở trên, khi thang máy có đầy đủ tiếp địa thì nguồn điện dư thừa hay nghiêm trọng hơn là điện rò rỉ sẽ được truyền xuống đất và triệt tiêu từ đó không gây nguy hiểm.

Với thiết bị thang máy:

  • Giúp thiết bị hoạt động ổn định: Thang máy là thiết bị điện với nhiều đồ điện tử dễ bị nhiễu nếu, thế nên nếu không có hệ thống tiếp địa thang sẽ có các tình trạng như bảng hiện thị nhấp nháy, hiển thị sai, thang vận hành không ổn định, thiếu chính xác.
  • Kéo dài tuổi thọ của thang máy: Các nguồn điện dưa thừa, rò rĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của các thiết bị thang máy, do đó bằng việc lắp đặt đầy đủ tiếp địa sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Cách thi công cọc tiếp đất cho thang máy

Vị trí đóng cọc tiếp địa:

Để thuận tiện cho việc thi công cũng như đi dây điện thì cọc tiếp địa thường được đóng ngay vị trí hố pít thang máy.

Với một số công trình, ví dụ như nhà cải tạo (vị trí hố pit bị vướng công trình ngầm) hoặc không thể đóng sâu thì cọc tiếp địa có thể đóng ở vị trí khác (như bên ngoài nhà)

Đặc biệt lưu ý là vị trí cọc tiếp địa của thang máy phải xa so với cọc tiếp địa của hệ thống chống sét toà nhà, tối thiểu là 6m.

Hệ thống tiếp địa bao gồm những gì:

  • Hệ thống dây dẫn: Dây dẫn sẽ được đấu nối vào cọc tiếp địa và kéo lên phòng máy thang máy
  • Cọc tiếp địa: Có 3 loại là cọc đồng nguyên chất, cọc thép mạ kẽm và cọc thép mạ đồng. Yêu cầu cọc tiếp địa có đường kính tối thiểu 16mm
  • Bulong: dùng để siết dây điện vào độc cọc

Cách thi công

  • Đơn giản nhất: Đóng một cọc thép mạ đồng hoặc mạ kẽm dài 2m vào vị trí hố pít thang máy
  • Các tốt nhất: Dùng 3 cọc đồng dài tối thiểu 1.5m, đóng theo hình tam giác, khoảng cách giữa các cọc là 30cm, dùng dây đồng liên kết 3 cọc lại với nhau bằng kẹp đồng hoặc hàn
  • Đi dây: Dây tiếp địa được liên kết với cọc tiếp địa bằng bulong hoặc hàn, đầu còn lại kéo lên phòng máy theo trục kỹ thuật hoặc dọc hố thang.

Bên nào chịu trách nhiệm thi công tiếp địa thang máy

Hệ thống này có vai trò quan trọng như thế tuy nhiên đôi khi vẫn có công trình bị “bỏ quên” không làm, dẫn tơi việc phải cải tạo mất nhiều thời gian cũng như chi phí.

Chi phí thi công tiếp đất thang máy không nhiều, chỉ không quá 1 triệu đồng (trường hợp dùng cọc đồng nguyên chất sẽ cao hơn).

Việc phân chia trách nhiệm thi công thuộc chủ đầu tư hay công ty cung cấp thang máy là ở thoả thuận của hai bên khi triển khai ký hợp đồng.

Ý thức được tầm quan trọng, hiện tại, Công tất cả khách hàng của Công ty Thang máy Vinalift đều được cung cấp và thi công tiếp địa miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ bài viết